Có thể bạn có những lo lắng không yên và cảm thấy thiếu tự tin khi thuyết trình trước đám đông. Điều này rất bình thường, không phải ai sinh ra cũng có sẵn khiếu ăn nói. Không có cũng chẳng sao cả, quan trọng là bạn có muốn cải thiện hay không mà thôi. Gia Sư Tài Đức sẽ giúp bạn chuyên nghiệp hơn trong buổi thuyết trình với 5 bí kíp không thể bỏ lỡ.
sự tự tin về bản thân
Mục Lục
Chuẩn bị và chọn lọc nội dung thật tốt
Sai lầm thường gặp khi chuẩn bị thông tin cho buổi thuyết trình là cảm thấy thông tin nào cũng quan trọng và muốn đưa tất cả vào bài thuyết trình. Điều này dẫn đến việc bạn nói một cách lan man, làm người nghe không hiểu bạn muốn nhấn mạnh vấn đề gì hay nội dung chủ yếu mà bạn muốn nói đến là gì. Hãy sắp xếp thông tin theo mức độ quan trọng ứng với chủ đề cần thuyết trình, từ đó loại bỏ được những thông tin ít quan trọng và tập trung dành thời gian cho việc trình bày những thông tin đã được chọn.
Sự tự tin
Nếu bạn muốn tự tin, hãy luyện tập nhiều lần trước ngày thuyết trình. Bạn cần tập diễn và đứng nói trước gương, lưu ý tập trung vào khả năng diễn xuất và ngôn ngữ cơ thể là chính. Ghi âm lại bài thuyết trình hoặc quay một đoạn video về bài diễn thuyết để sau đó xem lại, bạn sẽ thấy được cần điều chỉnh hoặc thay đổi chỗ nào. Bạn cũng có thể nhờ bạn bè nhận xét và rút ra kinh nghiệm.
Hãy nghĩ về những phản ứng tích cực từ phía người nghe đối với bạn. Bạn có tin hay không rằng việc thường xuyên suy nghĩ tích cực về một vấn đề tạo cho bạn cảm giác hưng phấn về tâm lý trước khi bắt đầu buổi thuyết trình, điều đó sẽ giúp bạn vượt qua nhiều rào cản khi nói trước đám đông. Đừng nghĩ rằng mọi người sẽ cười chê hoặc ngó lơ bài thuyết trình của bạn. Sự sợ hãi và tự ti sẽ lấn át tâm trí bạn. Thay vào đó, hãy tự tin vào bản thân mình và truyền tải những gì bạn muốn nói.
Sử dụng ngôn ngữ hình thể
Thông thường, trong một buổi thuyết trình, bạn quá chú tâm vào việc truyền tải các nội dung đến người nghe mà quên mất rằng họ còn tìm kiếm ở bạn những giá trị khác có thể tạo niềm tin và gây thiện cảm cho họ. Một trong những giá trị không thể bỏ qua xuất phát từ ngôn ngữ hình thể.
Cách bạn đứng cũng là một biểu hiện mạnh mẽ cho tư duy của bản thân. Khi bạn có thế đứng vững với hai bàn chân cách nhau rộng bằng vai thì đó là dấu hiệu thể hiện rằng bạn đang kiểm soát tình hình. Ngoài ra cử chỉ tay khi thuyết trình luôn là “vũ khí” lợi hại, có tác dụng hỗ trợ lời nói, ngôn ngữ của đôi tay còn khiến bài thuyết trình trở nên sinh động hơn.
Cuối cùng, hãy điều chỉnh ánh mắt của bạn khi thuyết trình. Đừng bao giờ chỉ nhìn về một hướng. Nên phân bố ánh mắt đến nhiều khu vực để tạo thiện cảm với người nghe. Điều này còn giúp bạn quan sát được mọi người có đang tập trung lắng nghe hay không để có những điều chỉnh kịp thời.
Bài thuyết trình phải mang đến giá trị cho người nghe
Trước khi thuyết trình bạn cần hiểu rõ người nghe là ai, họ muốn nghe gì và điều gì dễ dàng tác động tốt đến họ để chuẩn bị về tâm lý và tác phong giao tiếp cũng như có cách ăn mặc ấn tượng và phù hợp.
Trong buổi thuyết trình, người nghe thường chỉ tiếp nhận và lắng nghe thông điệp sau khi có thiện cảm với người thuyết trình. Đơn giản hơn, họ chỉ chú ý vào những gì bạn nói khi đã có sự tin cậy ở bạn. Ngược lại, nếu bạn gây mất thiện cảm với người nghe, tỉ lệ cao họ sẽ không tiếp nhận thông tin từ bạn. Những điều bạn nói ra dễ làm người nghe thiếu đồng tình và tự tạo mâu thuẫn.
Để có thể thành thạo kỹ năng thuyết trình bạn phải thật kiên trì và rút ra kinh nghiệm qua nhiều lần thử thách. Gia Sư Tài Đức mong rằng qua bài viết trên, bạn sẽ có được những bài học bổ ích và sẽ sớm đạt được thành công nhé!
Thảo Vy (Tổng hợp) – edu2review.com
Kỹ năng sống