Trung Tâm Gia Sư Tài Đức

Cần làm gì để trẻ lớp 2 tự giác học bài

Điều cốt lõi của việc học tốt, chăm sóc là do sự tự giác, tố chất và tính kiên trì của bé. Phụ huynh có thể ép buộc, nhồi nhét kiến thức nhưng nếu bé không tập trung thì cũng vô ích.

Trẻ nhỏ thường hay lười học, ham chơi mà phụ huynh rất đau đầu để khuyên bảo. Tuy nhiên, vấn đề này không phải là nan giải, chỉ cần cha mẹ kiên trì và thông thái. Trong bài viết bài, Kyna for Kids đã tổng hợp nhiều kinh nghiệm từ các chuyên gia, bà mẹ có con ngoan, học giỏi.

Cho con biết mục đích và mục tiêu của việc học tốt

Rất nhiều trẻ em hiện nay cắm đầu học nhưng không biết mục đích của việc học là gì. Vì thế, trẻ thường học vẹt, học để đối phó chứ không hề cố gắng, ham học hỏi và thực sự tiến bộ. Chính vì thế, những lúc bé nản học, cha mẹ cần chỉ rõ mục đích của việc học. Tốt nhất, cha mẹ nên liệt kê những tác dụng của việc học tốt cho con nghe.

Phụ huynh cần cho bé hiểu mục đích của việc học và có ước mơ nghề nghiệp để bé tự giác học tập
Phụ huynh cần cho bé hiểu mục đích của việc học và có ước mơ nghề nghiệp để bé tự giác học tập
Xem Thêm : Gia sư tài đức nhận dạy kèm tại nhà

Để việc giảng giải này bớt sáo rỗng và lí thuyết, phụ huynh nên giúp bé nuôi một ước mơ. Nếu bé thích làm cô giáo, bác sĩ, phi công, hoạ sĩ, ca sĩ… bạn nên ủng hộ bé hết mình. Tuy nhiên, cha mẹ phải cho bé biết để làm được nghề đó cần học tốt những môn gì, kiến thức gì. Từ đó, bé sẽ có mục đích để tự giác học hỏi.

Tôn trọng sự cố gắng của con

Nếu bé đã siêng năng học tập mà kết quả chưa tốt, bạn cần động viên và đồng hành với bé. Lúc này, phụ huynh cần giúp bé tìm ra khó khăn vướng mắc để bé học tốt hơn. Tuyệt đối không nên la mắng, phủ nhận công sức của con và so sánh với các bạn khác.
Sau khi bé tự giác cố gắng học tập bạn cần có thái độ tôn trọng những gì con đạt được. Đây là phương pháp dạy trẻ lớp 2 dựa vào tâm lý để bé không bị áp lực, chán nản hay chống đối.

Cha mẹ nên động viên khi bé học không tốt và khích lệ bé phát huy những môn có năng khiếu
Để áp dụng tốt phương pháp dạy trẻ lớp 2 này, cha mẹ cần hiểu rằng, năng lực của mỗi đứa trẻ khác nhau. Có thể bé kém ở những môn tính toán nhưng lại thực hiện xuất sắc các động tác thể dục, hát rất chuẩn hay vẽ rất sinh động. Cha mẹ thông thái sẽ tìm hiểu rõ khả năng của con để định hướng con phát triển thế mạnh vốn có, năng khiếu của mình.

Cha mẹ nên động viên khi bé học không tốt và khích lệ bé phát huy những môn có năng khiếu

Không so sánh con mình với “con nhà người ta”

Một điều quan trọng không kém khi con đạt kết quả không tốt là so sánh bé với “con nhà người ta”. Trong phương pháp dạy trẻ lớp 2, cha mẹ cần đặt mình vào tâm lý của con để giáo dục. Trẻ có thể tủi thân, tự ti rồi mãi mãi hoài nghi về năng lực của mình. Đây là điều hết sức nguy hại mà một đứa trẻ yếu đuối có thể mắc phải. Do đó, phụ huynh tuyệt đối không nên so sánh con mình với bất kỳ người bạn nào của bé.

Bé sẽ bị tổn thương thật sự. Ngược lại, nếu con bạn giỏi giang, nổi bật cũng không nên khoe khoang. Điều này vô tình khiến bé tự mãn, kiêu căng và gây bất hạnh cho đứa trẻ khác.

Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường

Nhiều phụ huynh hiện nay vì bận rộn nên phó mặc cho nhà trường giáo dục con em mình. Họ nghĩ rằng thầy cô sẽ có phương pháp dạy trẻ lớp 2 giúp bé nghe lời hơn. “Ở nhà, con tôi rất lì lợm nhưng đến trường sợ cô nên nghe răm rắp” – là một trong những câu nói quen tai.

Đây là quan niệm chưa đúng và khá chủ quan trong việc giáo dục con cái. Không thể phủ nhận vai trò của nhà trường nhưng càng không nên gạt bỏ trách nhiệm của gia đình. Cha mẹ dẫu có bận rộn cũng cần dành thời gian quan sát, lắng nghe và dạy dỗ con.

Trên đây là những phương pháp dạy trẻ lớp 2. Được đúc rút từ kinh nghiệm giáo dục trẻ em của chuyên gia tâm lý và các phụ huynh. Bạn nên linh hoạt vận dụng phương pháp vào trường hợp của gia đình mình. Phụ huynh không nên cứng nhắc áp dụng, vì mỗi bé có cá tính và độ nhạy cảm khác nhau.

Phương pháp dạy trẻ lớp 2 hữu hiệu nhất với cha mẹ bận rộn. Là phối hợp chặt chẽ với nhà trường. Các thầy cô sẽ giúp mình quan sát trẻ khi ở trường. Chính mình cần uốn nắn trẻ nếu có vấn đề.

Rate this post
Cẩm Nang Học Tập
 
TOP
Thầy Tận Tâm - Trò Tiến Bộ - 0975.71.29.59
Chat With Me on Zalo