Đức và tài có quan hệ chặt chẽ gắn bó không thể tách rời. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức thì vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đức chính là đạo đức, phẩm chất đạo đức, nhân cách một con người. Tài là tài năng, là tri thức, là kĩ năng, năng lực, kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Tài và đức là hai phẩm chất khác nhau, nhưng chỉ có đức mà không có tài, hoặc có tài mà không có đức thì đều không thể là một con người trọn vẹn.
Những câu danh ngôn ca ngợi tài đức vẹn toàn
Đức là nền tảng để tài có thể tỏa sáng, phát huy đúng hướng. Có tài mà không có đức thì tài năng chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của một cá nhân, đối với cuộc đời cũng sẽ chỉ là vô giá trị. Nhưng tài năng lại giúp con người hành động có hiệu quả, thiếu tài năng, dù đức có cao dày tới bao nhiêu thì làm việc gì cũng khó, cũng chẳng thể tạo được ảnh hưởng gì đối với cuộc đời.
“Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho người” – Hồ Chí Minh
Những câu danh ngôn ca ngợi tài đức vẹn toàn
“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”
– Hồ Chí Minh
“Tri thức trong đầu và đạo đức trong tim, thời gian cống hiến để nghiên cứu và lao động thay vì hình thức và lạc thú, đó là cách để trở nên hữu dụng, và nhờ vậy, có được hạnh phúc” – John Adams
“Thiên tài và đức hạnh giống như viên kim cương: đẹp nhất là lồng trong chiếc khung giản dị” – X. Batle
“Không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng” – Hồ Chí Minh
“Ai cũng có tài năng. Thứ hiếm là dũng khí để nuôi dưỡng nó trong cô độc và đi vào những nơi tối tăm mà nó dẫn đường” – Erica Jong
“Tri thức trở thành tàn ác nếu mục tiêu không có đạo đức” – Plato
Những câu danh ngôn ca ngợi tài đức vẹn toàn
“Nhà phú quí nên học cách khoan dung, người thông minh nên học thói trung hậu” – Trần Kế Nho
“Xưa, nay người tầm thường mà bại hoại, đều là vì tính “lười”; người tài giỏi mà bại hoại, đều là vì tính “kiêu” – Tăng Quốc Phiên
– Khí, kiêng nhất là hung hăng – Tâm, kiêng nhất là hẹp hòi. – Tài, kiêng nhất là bộc lộ. * Lữ Khôn
– Có học vấn mà không có đạo đức thì là người ác; có đạo đức mà không có học vấn thì là người quê. * La Tư Phúc
– Không có đạo đức, và không có sự chính trực, những tài năng vượt trội nhất và những thành tựu rực rỡ nhất không bao giờ có thể nhận được sự tôn trọng và thu được lòng kính mến của nhóm người có giá trị nhất trong nhân loại. * George Washington
– Tài năng, kỹ năng hay tài hùng biện, dù nhiều bao nhiêu cũng không thể chống đỡ ta như sự chính trực, chí khí và thái độ. * Sidney Mohede
– Một bậc anh hùng cứu nạn, giúp nguy, thì cốt nhất là phải lao tâm, khổ lực. * Tăng Quốc Phiên
Những câu danh ngôn ca ngợi tài đức vẹn toàn
– Ham đức nhân mà không học, gặp cái xấu che lấp là ngu muội. Thích trí tuệ mà không học, gặp cái xấu là phóng đãng. Trọng chữ tín mà không học, gặp tệ xấu là tổn hại. Ưa tính ngay thẳng mà không học, gặp cái xấu che khuất là nóng nảy. Ham đức dũng mà không học hỏi, gặp thói xấu là phản loạn. Tính cương quyết mà thiếu học hỏi, gặp cái xấu là thành cuồng bạo. * Khổng Tử
– Thiên hướng của bạn nằm ở nơi tài năng gặp gỡ với những đòi hỏi của thế giới. * Aristotle
– Sức mạnh lớn lao đi kèm với trách nhiệm lớn lao. * Ben Parker
– Đạo đức, khi không có tài năng, là có bộ giáp mà không có kiếm; đúng là có thể bảo vệ người mặc, nhưng sẽ không cho phép anh ta bảo vệ được bạn bè. * Charles Caleb Colton
– Có sự quý tộc thiên tính giữa người đời. Nền tảng của nó là đạo đức và tài năng. * Thomas Jefferson
Những câu danh ngôn ca ngợi tài đức vẹn toàn
– Mục đích của bạn trong đời là sử dụng tài năng để giúp đỡ người khác. Hành trình cuộc đời dạy bạn cách làm điều đó. * Krause
– Tài năng là món quà đi kèm với bổn phận phụng sự thế giới, chứ không phải bản thân ta, bởi nó không phải do chính ta tạo nên. * Jose Marti
– Tài năng là thiên bẩm, nhưng chí khí là lựa chọn. * John C. Maxwell
– Thậm chí khi có tài năng, văn hóa, tri thức, nếu không có sự chính trực, không thể đi đến gốc rễ mọi việc. * James Freeman Clarke
– Chúa trời cho ta tài năng không phải để rọi sáng tên tuổi ta, mà để mang ánh sáng tới cuộc sống của những người khác. * Khuyết danh
– Kẻ sĩ nhiều người cậy “tài” mà hỏng mất “nết”. * Phùng Diễn
– Tài năng sẽ giúp bạn vào cửa, nhưng tính nết mới giữ bạn ở trong phòng. * Khuyết danh
Những câu danh ngôn ca ngợi tài đức vẹn toàn
– Không ai đáng được ca ngợi vì lòng tốt khi không có năng lực để làm điều ác. Lòng tốt không đi kèm năng lực nói chung không là gì hơn ngoài sự lười biếng, hay ý chí bất lực. * Francois de La Rochefoucault
– Dù bạn tin mình có giáo dục, có tài năng, hay đáng nể đến thế nào, đến cuối cùng cách bạn đối đãi người khác sẽ nói lên tất cả. Sự chính trực là mọi thứ. * everything.
– Tài năng là món quà Chúa trời cho bạn. Điều bạn làm với nó là món quà của bạn đáp lại Chúa trời. * Leo Buscaglia
– Nếu bạn không sử dụng tất cả tài năng mà Chúa trời cho bạn vì sự tốt đẹp hơn của con người, hãy hiểu rằng bạn chẳng hơn gì đồ bỏ. * Talib Kweli
– Tính nết tốt đáng ca ngợi hơn là tài năng vượt trội. Đến một chừng mực nào đó, hầu hết tài năng đều là thiên bẩm. Tính nết tốt thì ngược lại, không được trao cho chúng ta. Chúng ta phải dựng lên nó, từng mảnh từng mảnh – bằng suy nghĩ, lựa chọn, lòng can đảm và quyết tâm. * H. Jackson Brown Jr.
– Đức hạnh khó có được hơn tri thức của thế giới và, nếu đánh mất ở người thanh niên, khó khi nào tìm lại được. * John Locke
– Tài năng là sự ngẫu nhiên của gien, và cũng là trách nhiệm. * Alan Rickman
– Tri thức là một chuyện, đức hạnh lại là chuyện khác. * John Henry Newman
Nguồn:tudiendanhngon.vn
Kỹ năng sống