Trung Tâm Gia Sư Tài Đức

5 Kinh nghiệm trị chứng lười học của con

Nếu bạn là người đang nuôi con trong độ tuổi ăn học, bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau đầu khi con mắc chứng lười học. Dưới đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi đã tổng hợp, chắc chắn bạn sẽ tìm ra cách “điều trị” cho con thành công.

1. Giảng giải nhẹ nhàng cho con hiểu

Với những cô cậu mắc chứng lười học, cha mẹ không thể áp dụng “roi vọt” được bởi càng làm như vậy con của bạn càng thấy áp lực, chán nản hơn bao giờ hết. Thay vào đó, bạn nên dùng những lời lẽ nhẹ nhàng, khéo léo khuyên nhủ con. Lười biếng là một tật xấu nếu không biết cách sửa chữa sẽ sinh ra nhiều rắc rối và hậu quả theo sau.

Với hầu hết những học sinh lười học, nguyên nhân chính là do các em không tìm được sự thích thú ở việc học của mình. Chính vì vậy, cần tìm được những lí do để các em yêu thích môn học, như vậy các em mới chuyên tâm trong những giờ học đó.

2. Cùng con lên thời gian biểu phù hợp

Để giúp con cân bằng giữa việc học và chơi, cha mẹ có thể thỏa thuận và cùng đưa ra một thời gian biểu thích hợp cho con. Bạn có thể khuyến khích con bằng cách, giảm bớt thời gian học tập nhưng con phải đảm bảo học ít nhưng chất lượng, khi con ngồi vào bàn học con cần có thái độ học tập nghiêm túc, tập trung. Từ đó, bạn căn cứ vào thời gian biểu của con để có cách giám sát hợp lí.

Bạn hãy quan sát xem con học hành thế nào, giữa thời gian học và chơi có chênh nhau nhiều không và đặc biệt con học có “vào” không. Một lưu ý nhỏ cho các cha mẹ đó là: Việc giám sát của bạn phải diễn ra một cách bí mật, bạn nên dành những lời động viên khích lệ con hợp lí khi con có thái độ và thành tích học tốt, ngược lại bạn cũng cần nhắc nhở phê bình khi con vẫn “chứng nào tật đấy” lười nhác học hành.
Xem thêm: Phụ huynh cần biết

3. Phối hợp tốt với giáo viên

Gia đình và nhà trường chính là nền tảng của việc giáo dục trẻ. Cả hai đều cần có sự phối kết hợp chặt chẽ, linh hoạt mới có thể rèn trẻ thành công. Bạn cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đúng mức với giáo viên trong việc rèn cặp con mỗi ngày. Khi thầy cô giáo có những hình thức thưởng- phạt với con, cha mẹ cũng nên biết và tôn trọng.

Đương nhiên, khi đứa trẻ không bị nhắc học, nó sẽ quên luôn. Người có đủ tư cách nhắc nó học mà nó vẫn hiểu việc học là của nó chính là cô giáo. Khi cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao, đứa trẻ hiểu việc học là của nó chứ không phải của ai khác. Cô giáo, người đánh giá nó đã nói nó không hoàn thành bài tập tức là sai. Phụ huynh hãy để cô giáo làm nhiệm vụ của mình

4. Có thái độ thưởng – phạt đúng lúc, đúng mức

Khi con bị thầy cô trách mắng vì không hoàn thành việc học. Bố mẹ cũng theo đó mà có hình phạt phù hợp. Đừng phạt ngay khi con mới chỉ có biểu hiện lười.

Cha mẹ hãy nhớ, phạt con nhưng không “thù vặt” nhé. Đừng nhắc đi nhắc lại những tội lỗi của con. Vì chả đứa trẻ nào chịu nổi cảnh bị nói dai như thế đâu.

Một lời khen ngợi đặt đúng chỗ sẽ phát huy giá trị đến vô cùng. Cha mẹ không nên “tiết kiệm” lời khen khi con có những cố gắng đáng kể. Lời khen của bạn sẽ là động lực giúp trẻ tự giác trong việc học hành. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên nhắc nhở, phê bình và có hình thức phạt con đúng lúc.

5. Tuyệt đối không so sánh hoặc lấy ai đó làm gương khi giáo dục con

Đấy là sự xúc phạm nhân cách nặng nề. Con là con, con sẽ có nhiều điểm dở nhưng cũng vô khối điểm ưu. Con sẽ có mặt mạnh khác nữa. Vì thế, khi khen ngợi con, hãy khen ngợi sự phấn đấu của con, chứ đừng khen ngợi điểm số.

“Nói dài, nói dai thành nói dại”. Việc nhắc đi nhắc lại những cụm từ “mày học dốt, không phải là con của bố/mẹ…” chỉ làm tâm lý trẻ thêm nặng nề, “chán” nghe những gì bố mẹ nói.

Nói vừa đủ, đừng “nhồi nhét” bắt con phải răm rắp nghe và làm theo những gì mình muốn. Đừng để cảnh tan học, trẻ sợ về nhà vì những lời nói của bố mẹ.

Rate this post
Nuôi Dạy Con, Phụ Huynh Cần Biết , , ,

DMCA.com Protection Status
Không được sao chép dưới mọi hình thức.

 
TOP
Trung Tâm Gia Sư Tài Đức
error: Content is protected !!
Chat With Me on Zalo