Trung Tâm Gia Sư Tài Đức

6 Kinh Nghiệm Khi Đi Gia Sư Buổi Đầu Tiên

Có nhiều bạn hỏi về kinh nghiệm đi gia sư buổi đầu như thế nào để đạt ấn tượng tốt với gia đinh và học sinh, để lớp không bị hỏng.

Xem thêm : Gia sư Cần biết
Bản thân là một người từng đi gia sư tại nhà, và làm trong hoạt động lĩnh vực trung tâm Gia sư nên tôi xin phép được chia sẻ một bạn kinh nghiệm gia sư buổi đầu cho những bạn đang là sinh viên năm nhất, hoặc chưa từng đi gia sư.

KINH NGHIỆM GIA SƯ BUỔI ĐẦU TIÊN

Lưu ý : Đây là kinh nghiệm và chia sẻ cá nhân, nên chúng ta sẽ không phán xét đúng hay sai nhé! Đúng thì bạn áp dụng, bạn thấy sai thì bạn bỏ qua.

Về thời gian

Bạn cần đến đúng giờ như đã hẹn lịch trước đó với Gia đình. Nên đến sớm hơn 10 – 15 phút để chủ động tìm nhà cho dễ dàng, hoặc đến sớm để ngồi nói chuyện một chút với Gia đình cũng như làm quen qua với học sinh.

Tránh đến muộn buổi đầu tiên vì sẽ tạo ấn tượng không tốt với phụ huynh. Nhiều người khó tính họ sẽ từ chối bạn ngay sau buổi đầu tiên.

Về tác phong

Vì là buổi đầu tiên, bạn nên ăn mặc giản dị lịch sự, làm sao cho mình trở lên chững chạc hơn, Gia đình sẽ tin tưởng hơn qua vẻ ngoài.

Hạn chế mặc đồng phục cấp 3, mặc váy (đối với gia sư Nữ) mặc quần lửng (với gia sư Nam). Vì là buổi đầu nên bạn cần ăn mặc tạo thiện cảm trước, khi dạy quen rồi thì bạn dễ dàng ăn mặc thoải mái hơn cũng được.

Về kiến thức

Khi đến gặp gia đình buổi đầu, bạn cần phải nắm chắc kiến thức của môn học mà bạn sẽ dạy học sinh. Bạn phải là người ở thế chủ động.

Nhiều bạn gia sư vì quá tự tin mà không xem lại kiến thức, dẫn đến trường hợp dạy SAI KIẾN THỨC (thường xảy ra với tiểu học) 

Bài kiểm tra đánh gia năng lực học sinh

Bạn cần có một bài kiểm tra nho nhỏ khoảng 30 phút, làm sao bao trọn được các kiến thức cơ bản về môn học mà học sinh học cho đến thời điểm hiện tại.

Mức độ bài kiểm tra này cho học sinh làm từ dễ đến khó. Vì bạn chưa biết học lực học sinh ra sao, mà phụ huynh thì đôi khi cũng chỉ nhận xét học lực con qua cái thành tích cuối năm, chưa chính xác lắm. Bạn phải là người kiểm tra được xem học sinh đang học lực ở mức như thế nào.

Đừng cho đề khó quá, vì nếu gặp những học sinh học trung bình kém, bài kiểm tra khó sẽ khiến học sinh không làm được sẽ có cảm giác tự ti, không thích thầy, lớp hỏng.

Làm quen với học sinh

Sai lầm của nhiều bạn Gia sư khi đi dạy dẫn đến lớp hỏng là các bạn đến dạy như một cái máy rồi ra về mà chẳng có sự tương tác, làm quen với học sinh.

Trong quá trình kiểm tra đánh giá năng lực học sinh, bạn hãy cho học sinh nghĩ giữa giờ khoảng 10 – 15 phút, thầy và trò nói chuyện, làm quen, bạn nên chủ động là người làm quen với học sinh nhé.

Vì học hay không thường học sinh sẽ là người quyết định mà. Bạn có dạy tốt, nhưng học sinh không thích bạn hỏng lớp.

Khi ra về thường phụ huynh sẽ hỏi : hôm nay con học với Thầy thế nào. Nếu học sinh đã quý bạn rồi thì chắc chắn sẽ học. Lúc đó bạn sẽ có thể thể hiện tài năng của minh. Học sinh không thích bạn, không học → lớp hỏng → bạn giỏi nhưng không có đất dựng võ.

Trao đổi với phụ huynh trước khi ra về

Sau khi kiểm tra học lực của học sinh buổi đầu. Bạn cần có nhận xét được học lực của học sinh với phụ huynh. Điều này rất quan trọng

Sau buổi đầu mà bạn chẳng nhận xét được con họ đang yếu ở đâu, mạnh ở đâu. Họ sẽ dễ dàng nghi ngờ về khả năng của bạn.

Lưu ý nhỏ : Khi nhận xét về học lực của hoc sinh. Đối với hs học yếu hoặc trung bình bạn cần áp dụng phương pháp KHEN trước CHÊ sau. Hãy tìm ra ưu điểm của học sinh để khen trước. Sau đó hãy nói đến nhược điểm về học lực của học sinh.

Nếu bạn cam kết được thời lấy lại kiến thức thì phụ huynh sẽ thích bạn tuyệt đối. 

Mong bài viết này sẽ giúp ích cho nhiều bạn sinh viên năm nhất. Các bạn sinh viên chưa đi dạy bao giờ có thêm kinh nghiệm để không mắc phải sai lầm.

Rate this post
Gia Sư Cần Biết

Tin mới hơn:

DMCA.com Protection Status
Không được sao chép dưới mọi hình thức.

 
TOP
Trung Tâm Gia Sư Tài Đức
error: Content is protected !!
Chat With Me on Zalo