Trung Tâm Gia Sư Tài Đức

Dạy con học các con số và tính toán đơn giản

Môn toán là môn học có khả năng rèn luyện khả năng tư duy cho trẻ tốt nhất. Nếu con có khả năng tư duy và trí thông minh, các môn học khác sau này con sẽ dễ dàng vượt qua hơn! Hãy giasutaiduc.com học cha mẹ Nhật dạy con các con số và tính toán như thế nào nhé!

–  Những điều quan trọng ba mẹ nên dạy con
6 Nguyên tắc cần nhớ để nuôi dạy con đúng cách

Dạy các con số trong sinh hoạt hàng ngày

Khi đi tắm, hãy nói về các bộ phận của cơ thể: “Mỗi người có một cái miệng nhé. Có mấy mắt, mấy tai, mấy ngón tay nhỉ?”
Hãy dạy về các đồ vật trên bàn ăn, món ăn, ví dụ: Trên bàn có mấy cái đĩa, trong đĩa có mấy miếng?
Mua bàn tính cho trẻ, hàng ngày tập đếm. Đếm xuôi, đếm ngược, đếm cách quãng (2,4,6…; 5,10,15…)
Lấy giấy viết số và dán lên đĩa, chơi trò nhặt đậu bỏ vào đĩa theo đúng số lượng đã dán.
Qua đó trẻ sẽ hiểu được mối liên hệ giữa con số và số lượng thực tế.

Viết các con số lên từng bậc cầu thang, lên một bậc là tăng thêm một số.
Dùng hai con xúc xắc (6 mặt hoặc nhiều hơn), cho trẻ nhìn lướt qua và đọc số chấm trên đó. Dạy trẻ đếm ngược.

Học thuộc lòng các phép toán cơ bản

Đầu tiên phải học thuộc các phép tính cộng 1 chữ số. Đó là chìa khóa của việc làm tính.

Trong toán đố, còn lại bao nhiêu, khác nhau bao nhiêu, là phải làm phép trừ, điều này cũng cần ghi nhớ.

Với phép cộng, thường có câu hỏi tổng là bao nhiêu, tất cả bao nhiêu, tăng lên thành bao nhiêu… hãy viết ra giấy cho trẻ học thuộc

Cơ bản của các phép tính chính là thuộc lòng. Cách nhớ các phép cộng 1 chữ số

Viết phép tính ra một tấm bìa (5+3=, 2+3=,…), mặt sau ghi đáp án, rồi làm theo các bước sau:

Cho trẻ đọc to các phép tính, từ nhỏ đến lớn.
Đọc các phép tính từ lớn đến nhỏ.
Đọc lẫn lộn không theo thứ tự.

Ghi nhớ phép cộng một cách lô – gic

Quy ước ngón cái là 5 đơn vị, các ngón khác là 1. Thực hiện phép cộng sử dụng các ngón tay theo quy ước đó. 

Phép trừ

Phép trừ là phép tính ngược lại của phép cộng. Khi trẻ đã thuộc các phép tính cộng, ví dụ 8+5=13, hãy dạy trẻ phép trừ 13-5=8.

Hỏi các câu đố, ví dụ 7 là 4 và mấy? Trẻ thông qua đó sẽ nhớ được 7-4=3.Với cách này, phép trừ sẽ được ghi nhớ dễ dàng

Chơi trò giải toán bằng viên bi

Với phép tính 5+? =6, hãy dùng 6 viên bi. Một tay giữ 5 viên, rồi xem tay còn lại có bao nhiêu viên.

Trẻ biết chơi trò này, sẽ thích thú với các phép toán. Phép trừ cũng sẽ hiểu được. Hãy tạo ra nhiều trò chơi theo cách tương tự. 

Chơi trò giải toán bằng viên bi

Với phép tính 5+7=6, hãy dùng 6 viên bi. Một tay giữ 5 viên, rồi xem tay còn lại có bao nhiêu viên…

Trẻ biết chơi trò này, sẽ thích thú với các phép toán. Phép trừ cũng sẽ hiểu được. Hãy tạo ra nhiều trò chơi theo cách tương tự. 

Phép nhân và phép cộng

Với phép nhân 1×2=2, dạy trẻ đọc thuộc “Một hai là hai”, 2×1=2 thì đọc là “Hai một là hai”. Với phép cộng 2+1=3, hãy dạy trẻ đọc “Hai với một là ba”.

Như vậy trẻ sẽ phân biệt được hai phép tính trên.

Phép chia và ý nghĩa cơ bản

Phép chia cũng dạy trên cơ sở bảng cửu chương, ngoài ra, hãy dạy trẻ ý nghĩa cụ thể.

Ý nghĩa thứ nhất:
Khi chia một số lượng nhất định cho từng người thành các phần bằng nhau, sẽ biết được mỗi người nhận được bao nhiêu. Sẽ không ai phải tỵ ai.

Hãy áp dụng vào thực tế để chia phần cho trẻ xem. 

Ý nghĩa thứ hai:
Ý nghĩa này sẽ không dạy ngay lập tức cùng với ý nghĩa thứ nhất, vì sẽ bị lẫn lộn. Khi trẻ hiểu được rõ ràng ý thứ nhất mới dạy tiếp. Ý nghĩa thứ hai là chia được cho bao nhiêu người. Trong bữa tối có 24 chiếc bánh quy ,mỗi phần được chia có 6 chiếc, thì sẽ có đủ phần cho bao nhiêu người?

Dạy xem đồng hồ

Đầu tiên, hãy cho trẻ xem các hình đồng hồ trong sách và dạy. Hàng ngày cho trẻ nhìn đồng hồ và xác định giờ.

Tiếp đó, dạy 5, 10, 15… phút. Cuối cùng sẽ dạy từng phút chi tiết. Hãy sử dụng đồng hồ đồ chơi để xem.

Trong sinh hoạt hàng ngày, mọi việc đều phải tạo thói quen làm đúng giờ, tiếp đó là đúng đến phút.

Dạy tính tiền

Hãy dùng tiền đồ chơi và cùng trẻ chơi trò bán hàng, qua đó dạy cách tính tiền. Thi thoảng cho trẻ đi mua đồ, tập tính tiền lẻ và trả tiền.

Với tiền trẻ được cho, cũng không được để trẻ sử dụng tùy tiện. Hãy cho trẻ quyển sổ ghi chép tiền bạc, dạy trẻ cách cất giữ tiền tiết kiệm, lập kế hoạch chi tiêu có mục đích. Phải biết rằng sử dụng tiền bạc đúng đắn là rất quan trọng. 

Rate this post
Nuôi Dạy Con

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

DMCA.com Protection Status
Không được sao chép dưới mọi hình thức.

 
TOP
Trung Tâm Gia Sư Tài Đức
error: Content is protected !!
Chat With Me on Zalo