Trung Tâm Gia Sư Tài Đức

9 nguyên tắc ăn dặm cho bé mà các mẹ cần biết

Mỗi trẻ nhỏ sẽ có sở thích. Cách thức ăn dặm khác nhau vì sự khác biệt thể trạng và tính cách. Có những bé từ bỏ dần việc dùng sữa mẹ để chuyển sang ăn dặm rất dễ dàng. Nhưng cũng có những bé làm mẹ vô cùng vất vả vẫn không thể giúp bé có hứng thú với thức ăn mới. Điều đó có thể là do mẹ chưa nắm được những nguyên tắc ăn dặm cho bé quan trọng dưới đây.

nguyen-tac-an-dam

Cho bé ăn từ ngọt đến mặn

Giai đoạn tập cho bé ăn dặm có một công thức mẹ cần nhớ. Đó là chỉ nên cho bé ăn bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch, …nấu cùng rau, củ quả trước, sau đó mới cho bé ăn các bữa ăn có cá, thịt…dần. Bởi 6 tháng trước đó, hệ tiêu hóa của bé chỉ quen với sữa mẹ. Do đó, lúc ăn dặm ban đầu, bé sẽ dễ quen hơn với việc ăn các loại bột ngọt có vị gần như sữa mẹ hơn là thức ăn mặn.

Cho bé ăn từ loãng đến đặc

Đây là nguyên tắc thứ 2 mẹ tuyệt đối không được “QUÊN”. Khi mới bước vào thời kỳ ăn dặm, bé đã có cả một giai đoạn trước đó (6 tháng) chỉ sử dụng sữa (dạng lỏng). Chính vì vậy khi cho bé làm quen với thực đơn mới, mẹ cần tập dần cho bé ăn từ thức ăn loãng đến đặc để bé có thời gian thích ứng và làm quen với khẩu phần ăn của mình.

Cho bé ăn từ ít đến nhiều

Nguyên tắc này nhấn mạnh đến yếu tố “mức độ” cho bé ăn. Mẹ nên cho bé ăn theo mức độ tăng dần đều, không nên cho bé ăn quá nhiều ngay từ đầu. Thậm chí ngay cả khi bé ăn ngon miệng mẹ cũng không nên cho bé ăn thêm, bởi hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu nên nếu ăn nhiều quá có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa non nớt của bé. Việc cho bé ăn từ ít đến nhiều sẽ giúp hệ tiêu hóa dần “làm quen” với lượng và loại thức ăn của bé.

Thời điểm “bắt đầu” và thời điểm “kết thúc” phải chuẩn

Điểm đặc biệt của phương pháp ăn dặm kểu Nhật. Chính là muốn tập cho bé thói quen ăn uống tự lập, khoa học. Do đó, mẹ nên nhớ thời điểm “bắt đầu” và “kết thúc” ăn của bé phải chuẩn để thiết lập cho đồng hồ sinh học trong bé hoạt động đúng và đều đặn cũng như giúp bé không “mè nheo”, không có tình trạng ăn cơm cả tiếng đồng hồ và biến cả nhà thành “gánh xiếc”

Không ép ăn hay ép bú

Bé muốn ăn bao nhiêu thì bé sẽ quyết định. Mẹ có thể dụ dỗ bé bằng nhiều cách để bé ăn thêm. Nhất là ở giai đoạn biếng ăn, như làm thức ăn nhiều màu sắc hơn. Đưa ra thêm 1 món bé thích. Đưa muỗng nĩa chén bát cho bé tự xúc, cho bé bốc, vọc thức ăn trong chén…

Không đi rong, phải ngồi tại ghế ăn

Ăn rong là đưa trẻ ra ngoài. Dụ dỗ trẻ cuốn hút vào những thứ xung quanh để người lớn tranh thủ đút, tương tự như khi “dụ” trẻ bằng TV, ipad…, việc ăn rong khiến trẻ ăn một cách thụ động.Thường đến những chỗ đông người. Ra ngoài đường, sân vui chơi có nhiều người qua lại nên dễ bị bụi bẩn bay vào đồ ăn, gây mất vệ sinh, dễ nhiễm khuẩn. Hơn nữa, người lớn không thể lúc nào cũng đưa trẻ ra ngoài để ăn được, khi gia đình có công việc, khi trẻ ốm đau, thời tiết mưa, nắng…

Không quên sự kiên trì

Khi cho bé ăn dặm. Chắc chắn nhiều lúc mẹ sẽ thấy bé tự chọn thức ăn cho bé. Nếu thấy con không thích phun thức ăn ra, mẹ nên cho bé thử lại lần khác. Không nên bỏ cuộc sẽ dẫn tới việc bé kén thức ăn sau này. Thống kê cho thấy, để trẻ có thể làm quen thức ăn mới, trung bình mẹ có thể phải cho bé thử 5-10 lần. Hãy kiên nhẫn mẹ nhé!

Cân đối các nhóm thực phẩm

Không nên chỉ cho bé ăn một nhóm thực phẩm nào đó, đây là điều mẹ cần nhớ rõ . Duy trì những bữa ăn của bé bằng một chế độ cân. Nhóm bột đường, Nhóm đạm, Nhóm béo, và Nhóm vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ giúp bé luôn đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của bé.

Chuẩn bị dụng cụ ăn dặm sẵn sàng

Khi cho con ăn dặm bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ. Một ghế ngồi ăn dặm (nếu bé đã ngồi vững), bộ bát, muỗng, cốc uống nước và túi ăn dặm dành cho các bé ăn kiểu BLW (ăn dặm bé tự chỉ huy).

Rate this post
Nuôi Dạy Con

Tin mới hơn:

DMCA.com Protection Status
Không được sao chép dưới mọi hình thức.

 
TOP
Trung Tâm Gia Sư Tài Đức
error: Content is protected !!
Chat With Me on Zalo