Nội dung dưới đây liệt kê các kỹ năng theo thứ tự cấp thiết, khái niệm hóa từng kỹ năng và cung cấp các ví dụ về cách biểu hiện của các kỹ năng đó ở độ tuổi nhỏ và lớn hơn của trẻ. Mọi người cùng tham khảo thông tin sau:
– 27 mẹo nuôi dạy con thông minh bố mẹ cần ghi nhớ
– 6 Nguyên tắc cần nhớ để nuôi dạy con đúng cách
Mục Lục
Kỹ năng iềm chế phản ứng
Khả năng suy nghĩ trước khi hành động – năng lực này ngăn cản sự thúc giục nói hay làm một điều gì đó, giúp đứa trẻ có thời gian để đánh giá tình huống và các hành vi có thể gây ảnh hưởng đến xung quanh.
Ví dụ: Một đứa trẻ có thể chờ đợi trong một thời gian ngắn mà không bị phân tán tư tưởng. Một cầu thủ bóng đá nhí có thể chấp nhận phán quyết của trọng tài mà không tranh biện.
Kỹ năng trí nhớ làm việc
Khả năng ghi nhớ thông tin trong lúc thực hiện các nhiệm vụ phức tạp. Nó kết hợp với khả năng ứng dụng những kinh nghiệm và bài học trong quá khứ cho tình huống hiện tại hoặc dự án trong tương lai.
Ví dụ: Một đứa trẻ có thể ghi nhớ trong đầu và tuân theo hướng dẫn có một hoặc hai bước. Một học sinh cấp hai có thể lưu tâm những kỳ vọng của mỗi giáo viên khác nhau.
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Khả năng kiểm soát cảm xúc để đạt được mục tiêu, hoàn thành công việc, hoặc kiểm soát và định hướng hành vi.
Ví dụ: Một đứa trẻ với kỹ năng này có thể vượt qua sự thất vọng trong thời gian ngắn. Một bạn tuổi teen có thể quản lý sự hồi hộp lo lắng trong một trò chơi hoặc bài kiểm tra và vẫn thực hiện tốt vai trò của mình.
Kỹ năng tập trung chú ý
Khả năng giữ vững sự chú tâm đến một tình huống hoặc nhiệm vụ thay vì bị mất tập trung, mệt mỏi hoặc chán ngán.
Ví dụ: Việc hoàn thành một công việc nhà với sự giám sát lỏng lẻo là một ví dụ của khả năng tập trung chú ý ở trẻ nhỏ. Một bạn tuổi teen có thể tập trung làm bài tập về nhà, với các khoảng nghỉ giải lao ngắn trong thời gian làm bài tập từ một đến 2 giờ đồng hồ
Kỹ năng khởi đầu công việc
Khả năng khởi đầu một dự án mà không trì hoãn vô thời hạn một cách hiệu quả và đúng giờ.
Ví dụ: Một đứa trẻ có khả năng bắt đầu làm việc nhà hoặc bài tập ngay sau khi được hướng dẫn. Một cô bé tuổi teen không chờ đến phút cuối mới bắt đầu một dự án.
Kỹ năng lên kế hoạch
Khả năng xây dựng một lộ trình để đạt được mục tiêu hoặc hoàn thành một nhiệm vụ. Nó cũng bao gồm khả năng quyết định đâu là điều quan trọng cần sự tập trung và đâu là điều không quan trọng.
Ví dụ: Một đứa trẻ, với sự hướng dẫn của người lớn, có thể nghĩ ra các lựa chọn để giải quyết mâu thuẫn với bạn đồng trang lứa. Một cậu bé tuổi teen có thể lập kế hoạch để xin được việc.
Kỹ năng tổ chứ sắp xếp
Khả năng xây dựng và duy trì các hệ thống theo dõi thông tin và tài liệu.
Ví dụ: Với sự nhắc nhở của người lớn, một đứa trẻ có thể cất đồ chơi vào chỗ quy định. Một cô bé tuổi teen có thể sắp xếp và xác định các dụng cụ thể thao.
Kỹ năng quản lý thời gian
Khả năng dự trù khoảng thời gian cần thiết, cách bố trí thời gian, và cách hoàn thành công việc trong giới hạn thời gian đã hạn định. Nó bao gồm cả nhận thức được rằng thời gian là quan trọng.
Ví dụ: Một đứa trẻ có thể hoàn thành một công việc ngắn trong giới hạn thời gian mà người lớn đặt ra. Một bạn tuổi teen có thể thiết lập một lịch trình để theo kịp thời hạn hoàn thành.
Theo đuổi mục tiêu
Năng lực có một mục tiêu, theo đuổi nó cho đến giờ phút hoàn thành mà không trì hoãn hoặc sao nhãng bởi những thú vui khác.
Ví dụ: Một đứa trẻ lớp một có thể hoàn thành công việc để được chơi. Một cô bé tuổi teen có thể kiếm tiền và tiết kiệm tiền cho đến khi đủ để mua một thứ gì đó quan trọng với cô bé.
Linh hoạt
Khả năng thay đổi kế hoạch khi phải đối mặt với trở ngại, thất bại, thông tin mới hoặc sai lầm. Nó liên quan đến khả năng thay đổi cho phù hợp với điều kiện thay đổi.
Ví dụ: Một đứa trẻ có thể điều chỉnh theo sự thay đổi của kế hoạch mà không bị phiền muộn đáng kể. Một cậu bé tuổi teen có thể chấp nhận phương án thay thế, ví dụ như một công việc khác khi công việc đầu tiên không khả thi.
Nhận thức tổng quan
Khả năng dừng lại và nhìn ngắm tổng quan về bản thân trong một tình huống, đểquan sát các vấn đề của mình được giải quyết. Nó cũng bao gồm cả kỹ năng tự giám sát và đánh giá (vídụ: tự hỏi bản thân “Mình đang làm thế nào?”
Ví dụ: Một đứa trẻ có thể thay đổi hành vi để đáp ứng phản hồi của người lớn. Một đứa trẻ tuổi teen có thể tự giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của mình rồi cải thiện nó bằng cách quan sát những người khác có kỹ năng tốt hơn.
Nuôi Dạy Con